Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Bulong Gia Công Tại TP.HCM

Bulong neo móng tại TP.HCM được gia công tại xưởng đạt yêu cầu kĩ thuật.
Hiện nay với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội thì nhu cầu về nhà ở và việc làm cũng bùng nổ mạnh nên vấn đề xây dựng là vấn đề cấp bách qua đó việc cung cấp bulong cũng phát triển theo tạo tiền đề cho phát triển kinh tế.


Bulong neo-móng là vật liệu được sử dụng trong xây dựng móng nhà cao tầng, nhà thép tiền chế, trụ điện cao thế...
Mác thép chế tạo bulong neo-móng chủ yếu là c45, 4.6, 5.6, 6.6, 8.8,
Bulong neo-móng được bẻ theo dạng L,J,U,V là được sử dụng nhiều nhất trong các công trình hiện nay
Ngoài bulong neo-móng công ty còn gia công thanh ren (tyren). Guzong, bulong bẻ kiểu, bulong liên kết với các cấp bền từ 4.6 đến 8.8 đạt yêu cầu chất lượng và có giấy từ xuất xứ.
Phú Nguyên đã cung cấp sản phẩm đa dạng chủng loại, chất lượng tốt cho quý khách hàng rộng khắp Việt Nam như:
     - Phụ kiện liên kết sử dụng cho ngành gỗ: Lục giác chìm, tán cấy, tán chấu, pat, vít sò, tán rút, …
    - Phụ kiện liên kết sử dụng cho ngành cơ khí, chế tạo lắp máy: Bulong cấp bền 4.8, 5.6, 6.8, 8.8,…
    - Phụ kiện liên kết sử dụng cho ngành cơ điện: Thanh ren, tắc kê sắt, tắt kê đạn, cùm treo, cùm chữ U, cùm omega, …
    - Phụ kiện liên kết cho ngành xây dựng: Cung cấp tất cả các loại bulong, bulong neo-móng, ty ren, ốc vít, tắc kê,dây cáp….
    - Đặc biệt với các sản phẩm gia công thép và Inox theo yêu cầu, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và giá cả cạnh tranh.
 
Bulong neo bẻ L:
 

Hay còn gọi là bulong móng, có hình dạng giống chữ L, 1 đầu bẻ móc, đầu còn lại được cán ren. Cấp bền phổ biến là 4.6, 5.6. 8.8, màu thép hoặc xi-mạ kẽm tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng. Được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp xây dựng, lắp đặt nhà kèo,nhà thép tiền chế...
Bulong neo bẻ J:
 

Có hình dạng chữ J, đầu bẻ móc như cán dù, đầu còn lại cán ren với các cấp bền 4.6, 5.6, 8.8 có chiều dài từ 30cm đến 2m được gia công theo yêu cầu của khách hàng.
Bulong móng bẻ U:
 

Được gia công tại xưởng, có hình dáng chữ U, được cán ren 2 đầu với các mác thép cấp bền cao để có thể phục vụ tốt trong các công trình xây dựng cầu đường.
VPGD  : 94/3/15 Phú Thọ Hòa- P.Phú Thọ Hòa-Tân Phú-TP.HCM
Hotline :  (08).6267 6620 - 0901336119 - 0934116916
Email   :   Bulongphunguyen@gmail.com
Website:  www.bulongviet.com

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Bulong Liên Kết S10T - F10T

Trong các kết cấu thép ở công trình cần sự gắn nối thì bulong liên kết là một sản phẩm cơ khí được sử dụng để ghép các chi tiết lại thành một khối thống nhất, điều đó đòi hỏi các loại bulong cường độ cao để đảm bảo chất lượng công trình.
Ta đều biết, liên kết bu lông trong kết cấu thép có thể chia làm 3 loại: Liên kết chịu cắt, liên kết không trượt và liên kết chịu kéo.
1. Trong liên kết chịu cắt, lực vuông góc với thân bu lông, thân bu lông bị cắt và bản thép thành lỗ bị ép. Liên kết này đơn giản, dễ thi công, chịu lực khoẻ, nhưng có nhược điểm là bị trượt do lỗ to hơn thân bu lông. Kết cấu nhà mà sự trượt không gây ảnh hưởng hay dùng loại này. Bu lông không cần được xiết chặt lắm chỉ cần xiết đến mức khít chặt (không có khe hở giữa các bản thép).
2. Liên kết không trượt: Cũng chịu lực vuông góc thân bu lông, nhưng bu lông được xiết hết sức chặt để gây ma sát giữa các bản thép, không cho trượt. Liên kết này dùng cho những kết cấu không cho phép trượt như: cầu, dầm cầu trục, kết cấu chịu lực động… Bu lông trong kết cấu này phải được xiết đến một lực căng lớn quy định bởi thiết kế, do đó phải là BLCĐC
3. Bu lông chịu kéo: Trong liên kết mà lực dọc theo chiều bu lông, bu lông chịu kéo (ví dụ: liên kết mặt bích, liên kết nối dầm của khung nhà). Tiêu chuẩn TCVN không yêu cầu xiết bu lông chịu kéo như thế nào, nhưng tiêu chuẩn các nước (Mỹ, châu Âu, Úc…) đều yêu cầu bu lông phải được xiết đến lực lớn hơn lực nó sẽ chịu khi làm việc dưới tải, để cho các mặt bích không bị tách ra.
Phân Loại Bulong Kết Cấu (Bulong Liên Kết):
-Bulong Thường:
Loại này được sản xuất từ thép Cacbon bằng cách rèn, dập. Độ chính xác thấp nên đường kính thân bulông phải làm nhỏ hơn đường kính gỗ 2÷3 mm. Lỗ của loại bulông này được làm bằng cách đột hoặc khoan từng bản riêng rẽ. Đột thì mặt lỗ không phẳng, phần thép xung quanh lỗ 2÷3 mm bị giòn vì biến cứng nguội. Do độ chính xác không cao nên khi ghép tập bản thép các lỗ không hoàn toàn trùng khít nhau, bulông không thể tiếp xúc chặt với thành lỗ.
Loại bulông này rẻ, sản xuất nhanh và dễ đặt vào lỗ nhưng chất lượng không cao. Khi làm việc (chịu trượt) sẽ biến dạng nhiều. Vì vậy không nên dùng chúng trong các công trình quan trọng. Chỉ nên dùng bulông thông và bulông thường khi chúng làm việc chịu kéo hoặc để định vị các cấu kiện khi lắp ghép.
-Bulong Tinh:
Bu lông tinh được chế tạo từ thép carbon, thép hợp kim thấp bằng cách tiện, độ chính xác cao. Đường kính lỗ không lớn hơn đường kính bulông quá 0,3mm. Tất cả các phần đều phải được gia công cơ khí. Có hai loại bulông tinh: loại thường lắp vào lỗ có khe hở và loại lắp vào lỗ không có khe hở, loại thứ hai có đường kính phần ren nhỏ hơn đường kính phần không ren.
-Bulong Cường Độ Cao:
Bulông cường độ cao được làm từ thép hợp kim sau đó gia công nhiệt. Cách sản xuất bu lông cường độ cao giống bu lông thường, có độ chính xác thấp nhưng do được làm bằng thép cường độ cao nên có thể vặn êcu rất chặt làm thân bulông chịu kéo và gây lực ép rất lớn lên tập bản thép liên kết. Khi chịu lực, giữa mặt tiếp xúc của các bản thép có lực ma sát lớn chống lại sự trượt tương đối giữa chúng.  Như vậy lực truyền từ cấu kiện này sang cấu kiện khác chủ yếu do lực ma sát. Bu lông cường độ cao dễ chế tạo, khả năng chịu lực lớn, liên kết ít biến dạng nên được dùng rộng rãi và thay thế cho liên kết đinh tán trong kết cấu chịu tải trọng nặng và tải trọng động.
Phú Nguyên chuyên cung cấp bulong liên kết và các loại bulong khác cho các công trình thép và xây dựng trên toàn quốc như bulong móng,... với chất lượng và giá cả tốt nhất.

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Bulong Đinh Hàn Tại TPHCM

Trong lĩnh vực thi công cầu đường và cơ khí chế tạo, máy móc thì bulong đinh hàn được sử dụng rất phổ biến vì nhiều tính năng tiện lợi cũng như dễ thi công nhưng vẫn đạt yêu cầu về chất lượng.

Thông số kĩ thuật bulong hàn(đinh hàn):
Đường kính : M16 - M27
Chiều dài :70 - 150 mm
Bề mặt : Mộc
Giác : Tròn
Chất liệu : Thép 
Nhập khẩu :Đài Loan
Đinh hàn (Bulông hàn) được sử dụng cho hệ sàn liên hợp Thép – Bê tông như:
– Sàn Decking (sàn Deck) trong kết cấu sàn nhà khung thép.
– Dùng trong thi công cầu vượt, cầu kết cấu thép,…
Trong hệ sàn Deck: Đinh hàn có tác dụng liên kết tấm sàn Deck với dầm thép và chống trượt dọc cho khối bê tông sàn.
Trong thi công cầu vượt, cầu kết cấu thép: Đinh hàn có tác dụng điểm tăng liên kết khối bê tông với khung thép.

Có 2 phương pháp hàn bulong đinh hàn:
 Quy trình hàn " Drawn Arc" nghĩa là " hồ quang rút", sử dụng nguồn hàn một chiều, thường là 3 pha với bộ điều khiển và súng hàn "hồ quang rút" đặc biệt. Dòng hàn chạy qua bulông, đồng thời súng hàn nhấc bulông lên làm phát sinh hồ quang làm nóng chảy đầu bulông và bề mặt liên kết của vật liệu, tiếp theo súng hàn lại đẩy bu lông vào vũng hàn tạo nên mối hàn. Qua trình này xảy ra chưa đến 1 giây. Phương pháp này có thể áp dụng cho bulông có đường kính (từ 3mm) đến 32 mm.
- Quy trình hàn "Capacitor Discharge": nghĩa là " phóng điện của tụ điện", sử dụng dòng điện phóng ra từ bộ tụ điện công suất lớn để tạo hồ quang tức thời với điện áp cụ thể (được xác định bởi kích thước bulông và vật liệu) , làm nóng chảy đế của bu lông và bề mặt vật liệu, cùng với lực ép bulông tạo ra từ súng hàn tạo thành mối hàn vững chắc. Quá trình này chỉ xảy ra trong một thời gian cực ngắn: 0.004 giây. Quy trình này thường chỉ áp dụng hàn các bulông có đường kính nhỏ (đến 10 mm)
Đường kính danh nghĩa
M13 (1/2”)
M16 (5/8”)
M19 (3/4”)
M22 (7/8”)
Đinh hàn
Đường kính thân
d
12,7 (1/2”)
15,9 (5/8”)
19 (1/2”)
22,1 (7/8”)
Đường kính đầu mũ
D
25,4±0,4
31,7±0,4
31,7±0,4
34,9±0,4
Chiều cao đầu mũ
H
7,1
7,1
9,5
9,5
Chiều dài trước khi hàn
L
30 – 200±1,6
30 – 200±1,6
30 – 200±1,6
30 – 200±1,6



Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

bulong chống gỉ TPHCM

Thép không gỉ có khả năng chống sự ôxy hoá và ăn mòn rất cao, có bốn loại thép không gỉ chính: Austenitic, Ferritic, Austenitic-Ferritic (Duplex), và Martensitic:

- Austenitic là loại thép không gỉ thông dụng nhất. Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s… Loại này có chứa tối thiểu 7% niken, 16% crôm, carbon (C) 0.08% max. Thành phần như vậy tạo ra cho loại thép này có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn. Loại thép này được sử dụng nhiều để làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngoài kiến trúc, các công trình xây dựng khác…
Ferritic là loại thép không gỉ có tính chất cơ lý tương tự thép mềm, nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm (thép carbon thấp). Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 430, 410, 409... Loại này có chứa khoảng 12% - 17% crôm. Loại này, với 12%Cr thường được ứng dụng nhiều trong kiến trúc. Loại có chứa khoảng 17%Cr được sử dụng để làm đồ gia dụng, nồi hơi, máy giặt,các kiến trúc.
- Austenitic-Ferritic (Duplex) là loại thép có tính chất "ở giữa" loại Ferritic và Austenitic có tên gọi chung là DUPLEX. Thuộc dòng này có thể kể ra LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA. Loại thép duplex có chứa thành phần niken hơn nhiều so với loại Austenitic. DUPLEX có đặc tính tiêu biểu là độ bền chịu lực cao và độ mềm dẻo được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hoá dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển... Trong tình hình giá thép không gỉ leo thang do ni ken khan hiếm thì dòng DUPLEX đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn để thay thế cho một số mác thép thuộc dòng thép Austenitic như SUS 304, 304L, 316, 316L, 310s…
- Martensitic Loại này chứa khoảng 11% đến 13% Cr, có độ bền chịu lực và độ cứng tốt, chịu ăn mòn ở mức độ tương đối. Được sử dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao...
Các loại thép này thường được dùng làm bulong liên kết hoặc các phụ kiện chống ăn mòn.
Trong đó mác thép được sử dụng để sản xuất bulong là:

(1) SUS201: Là loại thép có hàm lượng Niken thấp, sau khi gia công nguội có từ tính, có thể dùng thay thế cho SUS301. Bu lông, ốc vít loại này có thể sử dụng trong các điều kiện bình thường như mưa và khói xe, môi trường có độ ăn mòn thấp, tuy nhiên loại này ít có khả năng chịu được dung môi hay các hóa chất. Loại này có giá thành thấp nhất so với các mác thép không gỉ khác.
(2) SUS202: Loại này có độ cứng cao, chống ăn mòn. Thích hợp làm các linh kiện trong máy ảnh, máy tính và máy văn phòng.
(3) SUS304: Loại thép không rỉ có hàm lượng carbon thấp và Crôm cao, so với 302 thì tính năng chống ăn mòn tốt hơn, thép không gỉ 304 thường dùng để sản xuất Bu long lục giác, sản xuất các đai ốc và gia công theo phương thức dập nguội cũng như phương thức gia công dập nóng để làm những loại Bu lông có đường kính to và dài. Chịu được hóa chất tốt hơn 201 những không cứng như 201, được sử dụng trong các nhà máy hóa chất và các ngành công nghiệp khác nơi ăn mòn là mối quan tâm thường trực.
Giống như các loại thép trong dòng Austenitic, từ tính của Inox 304 là rất yếu và hầu như là không có. Nhưng sau khi làm việc trong môi trường có nhiệt độ thấp, từ tính lại rất mạnh (điều này đi ngược lại với quá trình tôi).
(4) SUS304L: Có lượng carbon thấp hơn loại 304 và do đó tính chịu lực thấp hơn một chút. Hàm lượng carbon thấp cũng làm tăng tính chống ăn mòn và khả năng hàn ở 304L (Chữ L ký hiệu cho chữ Low, trong tiếng Anh nghĩa là thấp).
(5) SUS304HC: Thích hợp dùng trong các sản phẩm gia công nguội, có tính chống ăn mòn cao. Thường được dùng để sản xuất các loại vít.
(6) SUS309&310: Có thành phần Niken và Crôm cao hơn so với những loai thép có mác thấp hơn và được khuyến cáo sử dụng trong các môi trường có nhiệt độ cao. 310 còn có khả năng chống ăn mòn của muối và môi trường bất lợi khác.
(7) SUS316&317: có khả năng chống ăn mòn trong môi trường nước biển và hóa chất vượt trội. Chúng chứa hàm lượng Mô-lip-đen tạo nên loại thép có tính chịu đựng bề mặt rỗ tốt hơn. Những loại thép này có độ bền kéo giãn cao hơn và có tính bền ở môi trường nhiệt độ cao hơn so với các hợp kim SUS304 khác.
 (8) SUS316L: Có lượng carbon thấp hơn loại SUS316 nên tính chống ăn mòn tốt hơn.
 (9) SUS410: Có độ cứng nhất định cao hơn các loại khác, ở nhiệt độ cao nó có khả năng chịu được môi trường muối và axít hữu cơ có nồng độ thấp. Loại này thường sử dụng để sản xuất các loại vít inox, và vít bắn tôn Inox.
Công ty Phú Nguyên nhận gia công bulong neo theo bản vẽ hoặc theo yêu cầu của quý khách khi đặt hàng ngoài ra chúng tôi còn nhận mạ kẽm nhúng nóng để tạo ra một lớp bảo vệ chống sự ăn mòn từ tự nhiên.
VPGD  : 94/3/15 Phú Thọ Hòa- P.Phú Thọ Hòa-Tân Phú-TP.HCM
Hotline :  (08).6267 6620 - 0901336119 - 0934116916
Email   :   Bulongphunguyen@gmail.com
Website:  www.bulongviet.com